Theo đó, nhiều khu vực trên cả nước đều có chỉ số tia cực tím cực đại cao nhất trong ngày ở mức rất cao, riêng Cà Mau đạt mức cao.
Cụ thể, chỉ số tia cực tím cực đại gây hại trung bình đến rất cao từ 11-13 giờ ở các thành phố: Hải Phòng đạt mức 9.2; Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đạt mức là 9.3; Thủ đô Hà Nội đạt mức 7.9; Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) và thành phố Đà Nẵng đều đạt mức 9.1. Thành phố Hội An (Quảng Nam) là 9.4 và gây hại rất cao từ 11-12 giờ.
Chỉ số tia cực tím tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức là 9; thành phố Cần Thơ ở mức 8.6 và riêng Cà Mau ở mức 7.1 nguy cơ gây hại cao đến rất cao kéo dài từ 10-13 giờ.
Dự báo, từ ngày 25-27.6, hầu hết các các tỉnh, thành phố trên cả nước đều có chỉ số tia cực tím có nguy cơ gây hại ở mức cao và rất cao (mức 8-10).
Theo thang bảng đo chỉ số tia cực tím, từ 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao, trên 10.5 là đặc biệt cao, rất nguy hiểm.
Theo bác sỹ Đặng Bích Diệp - Khoa Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương cho biết, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, lão hóa da, nếu tiếp xúc kéo dài, tích lũy có thể gây ung thư da.
Chỉ số tia cực tím là một chỉ số đo lường về cường độ của bức xạ tử ngoại từ mặt trời tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể. Việc công bố chỉ số này sẽ giúp mọi người bảo vệ khỏi tia cực tím, vì việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, lão hóa da, nếu tiếp xúc kéo dài, tích lũy có thể gây ung thư da.
Để phòng tránh các tác hại của tia cực tím và đề phòng sốc nhiệt, người dân khi làm việc ngoài trời nắng cần trang bị đồ dùng chống nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính…; luôn đảm bảo uống đủ nước cho cơ thể.