Các nhà khoa học của Mỹ và Anh đang nỗ lực giải mã chiến đấu cơ Su-35 để phân tích các công nghệ bí mật nhằm tìm ra giải pháp đối phó với một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Nga.
Giới khoa học và kỹ sư hàng không phương Tây được cho là đang nghiên cứu tàn tích của một chiếc Su-35 cả Không quân Nga bị bắn rơi ở Nova Kakhovka thuộc khu vực Kherson vào ngày 20/6 và một chiếc khác bị bắn rơi ở Kharkov vào tháng 4 vừa qua. Mảnh vỡ của những chiếc máy bay này đã được đưa tới phòng thí nghiệm quân sự Porton Down của Anh và các phòng thí nghiệm ở Wiltshire, Nevada của Mỹ.
Bạn đang xem: Phương Tây sẽ được gì từ việc “mổ xẻ” xác chiến đấu cơ Su-35 của Nga?
Su-35 tích hợp nhiều khả năng đáng gờm
Su-35 là phiên bản cải tiến sâu rộng của tiêm kích Su-27, Su-27 từng được cho là máy bay chiếm ưu thế trên không và đã chứng kiến thời kỳ hoàng kim vào giữa những năm 1980. Tiêm kích này có thể được so sánh với tiêm kích F-15 của Mỹ. Su-27 nổi tiếng với khả năng cơ động, có góc tấn công ngay cả khi di chuyển với tốc độ chậm.
Su-35 có thể mang theo hơn 7,7 tấn đạn dược trên 12 giá cứng, cùng với một khẩu pháo cỡ nòng 30mm, tầm hoạt động từ 1.500 đến 4.500km. Một nhà sản xuất hàng không vũ trụ Nga cho biết, Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 + + với những thông số kỹ thuật và đặc tính hạng nhất.
Tiêm kích này kết hợp các đặc tính của một máy bay chiến đấu hiện đại (siêu cơ động, có thể đạt tốc độ siêu thanh, tầm xa, có khả năng quản lý hoạt động của các nhóm tác chiến) và một máy bay chiến thuật tốt (số lượng vũ khí có thể mang theo, hệ thống tác chiến điện tử đa kênh hiện đại, giảm tín hiệu radar và khả năng sống sót cao trong chiến đấu).
Xem thêm : Thổ Nhĩ Kỳ: Xung đột Nga – Ukraine có thể kéo dài hàng chục năm
Theo Hãng Thông tấn TASS của Nga, Su-35 đã đạt được những thành công nhất định ở Ukraine. Chiến đấu cơ này đã bắn rơi 2 trực thăng Mi-24 và một máy bay chiến đấu lỗi thời Su-25 của Ukraine vào ngày 6/7 ở vùng Mykolaiv. Tuy vậy, chiến đấu cơ này cũng không tránh khỏi bị bắn hạ trên chiến trường. Hồi tháng 4 vừa qua, Ukraine cho biết đã sử dụng tên lửa tầm ngắn bắn rơi Su-35 và bắt sống phi công.
Liệu các bộ phận bị cháy và hư hỏng hoàn toàn có để lại bất cứ manh mối nào nhằm làm sáng tỏ công nghệ sử dụng cho loại máy bay chiến đấu ưu việt này hay không?
Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc phòng Anh (DSTL) ở Porton Down cho biết họ đã có đầy đủ thông tin về hệ thống nhắm mục tiêu của chiếc Su-35 bị bắn rơi này. Điều đó đồng nghĩa với việc họ có thể đã nắm được cấu tạo về một số thành phần công nghệ cao của máy bay.
Những manh mối cần thiết
Chiến đấu cơ Su-35 này được cho là đang thực hiện nhiệm vụ áp đảo phòng không của đối phương (SEAD) nhưng đã bị hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) của Ukraine bắn hạ.
EurAsian Times dẫn phân tích của một nhà khoa học hàng không vũ trụ thuộc Tổ chức Nghiên cứu & Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ cho biết, những thiết bị và công nghệ mà đối phương quan tâm sẽ quyết định liệu họ có thể giải mã thành công một chiếc máy bay bị rơi hay không.
Hầu hết các vi điện tử và bảng mạch bên trong hệ thống điện tử hàng không, máy tính điều hành chuyến bay, hệ thống tác chiến điện tử (EW), radar, hệ thống kiểm soát chuyến bay (FCS) và có thể là các liên kết dữ liệu sẽ hoàn toàn bị đốt cháy do chúng có kích thước rất nhỏ và mỏng manh. Những phụ kiện này có hàng triệu dòng mã phần mềm hầu như không thể tái tạo được, trừ khi được chuyển giao lại cho nhà sản xuất.
Xem thêm : Dân số thế giới cán mốc 8 tỷ người vào hôm nay (15/11)
Tuy vậy, những hệ thống chẳng hạn như hệ thống nhắm mục tiêu tầm xa của chiếc Su-35 bị bắn hạ sẽ cho phép các nhà khoa học Anh và Mỹ tìm hiểu về cảm biến và quang học của nó. Ngoài ra họ cũng có thể thu thập thông tin về các loại vũ khí không đối đất của Nga, cũng như cách thức và chiến thuật sử dụng chúng.
Là những cường quốc hàng không vũ trụ dày dặn kinh nghiệm, từng làm chủ nhiều công nghệ hàng không quan trọng, các kỹ sư của Anh và Mỹ có lẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu bí mật thiết kế khung máy bay Su-35. Chưa kể việc các nước này đã nhiều lần diễn tập chung với Su-30 của Không quân Ấn Độ trong các cuộc tập Cope India và Red Flag, làm quen với khả năng cơ động của dòng máy bay Sukhoi và triết lý không chiến của Nga.
Bên cạnh đó, Mỹ có thể dựa trên những kiến thức về cách vận hành máy bay chiến đấu của Ukraine có từ thời liên Xô và đưa ra phỏng đoán chính xác về chiến thuật mà các phi công Nga sử dụng.
Trái ngược với phương Tây, Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu động cơ và kỹ thuật của Su-35 do bản chất phức tạp của chúng. Hiện Bắc Kinh đang nỗ lực học hỏi công nghệ của Nga để áp dụng cho một số chương trình phát triển động cơ phản lực của máy bay chiến đấu nội địa. Động cơ phản lực là sự kết hợp phức tạp của khoa học điện, điện tử, cơ khí, hóa học và luyện kim với hàng nghìn bộ phận cực kỳ phức tạp. Ngay cả khi sao chép từng bộ phận nhỏ, động cơ vẫn có thể không hoạt động không giống với bản gốc bởi có sự khác biệt trong quy trình sản xuất, từ công cụ chuyên dụng, phương pháp gia công chế tạo cũng như hiệu suất và tiêu chuẩn của từng bộ phận trong máy bay.
Trung Quốc được cho là đã thu thập nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay F-117 Nighthawk của Mỹ bị bắn rơi ở Serbia vào năm 1999 để tìm hiểu công nghệ và đã áp dụng công nghệ này vào máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20. Tuy vậy, Su-35 không phải là máy bay chiến đấu tàng hình mà là một máy bay chiến đấu thuần túy chiếm ưu thế trên không với nhiều khả năng đáng gờm.
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, nếu phương Tây công bố các công nghệ của chiến đấu cơ tiên tiến F-35 thì đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào cả Lực lượng Hàng không Vũ tru Nga (VKS) Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF). Trung Quốc hiện đang sở hữu 24 chiếc Su-35S do Nga sản xuất.
Tại Ukraine, các chuyên gia phương Tây nhận xét, Nga vẫn chưa phát huy hết khả năng quân sự của nước này nhằm tránh việc Mỹ và châu Âu có thể nắm bắt các chiến thuật và lối chơi quân sự của mình. Theo giới phân tích, Moscow đang cố gắng đạt được các mục tiêu một cách chậm rãi, dù điều đó khiến họ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài./.
Nguồn: doanhnhanphaply.vn
Danh mục: Quốc tế