Việc giữ ổn định lãi suất cho vay hoặc giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giữ ổn định chi phí sản xuất, ổn định giá thành và không làm tăng giá bán sản phẩm.
Các doanh nghiệp tham gia chương trình này phần lớn là doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh và phân phối hàng hóa thiết yếu, thuộc các lĩnh vực lương thực - thực phẩm, y tế, giáo dục phục vụ nhu cầu tiêu dùng và đời sống của người dân thành phố.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, Việc giữ ổn định lãi suất cho vay hoặc giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giữ ổn định chi phí sản xuất, ổn định giá thành và không làm tăng giá bán sản phẩm.
Điểm mới của chương trình bình ổn thị trường năm 2022 có chia rõ 3 nhóm đối tượng tham gia thông qua 3 hình thức: cung ứng hàng hóa, phân phối hàng hóa và hỗ trợ tín dụng. Việc phân chia để phân biệt rõ từng đối tượng sẽ giúp cho thành phố có chính sách hỗ trợ, yêu cầu nghĩa vụ cụ thể, sát thực tế hơn. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng tập trung đảm bảo về hoạt động sản xuất, ứng dụng công nghệ, đầu tư nhà xưởng, phát triển vùng nguyên liệu…; doanh nghiệp phân phối tập trung đảm bảo về mạng lưới, điểm bán và tổ chức điểm bán hàng bình ổn thị trường; đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, logistics…
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn xem xét giảm lãi vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm ổn định giá cả và chi phí đầu vào đang gia tăng trước các biến động địa chính trị trên thế giới…